Trong Thần tích Gia Thông Đại Vương xã Yên sở tổng Dương Liễu, tỉnh Hà Đông soạn vào năm Gia Long thứ ba Lý_Phục_Man

Trong bản Thần tích này còn ghi lại, cả bản "Tiền Nam Đế sự tích quốc âm"(không ghi tên tác giả), kể: Lý Phục Man vốn người hương Cổ Sở (sau đổi thành Yên Sở). Ngay từ thuở thiếu thời Ngài đã có tư chất anh hung cái thế, tài nghệ tuyệt vời, cưỡi ngựa bắn cung rất giỏi lại có khả năng thuần trị được voi. Lớn lên theo Lý Nam Đế lập nhiều kỳ công chiến tích, đã trấn trị được cả vùng Đỗ Động – Đường Lâm là nơi xa xôi hiểm trở khó bề cai trị.Ngài đã thao lược binh sĩ, quét sạch đạo tặc khiến dân chúng trong vùng rất mực tôn kính. Khi quân Lâm ấp chiếm Cửu Đức (Hà Tĩnh ngày nay), nhà vua tuyên chế ngài làm tổng soái chư tướng đi đánh dẹp, chỉ trong một trận ngài đã phá được quân Lâm Ấp. Tin thắng trận truyền về, nhà vua đã khen Ngài " Thực là bậc hào kiệt của Sơn Tây, cho nên không thể không trọng thưởng". Bèn triệu Phục Man về biểu dương công lao rồi ban cho Phục Man mang họ Lý và gả con gái cho, sau lại thăng lên hàm Thiếu úy và hết lòng sủng ái Ngài. Vua Nam Đế rất chú tâm vào việc biên cương nên sai Lý Phục Man đi trấn giữ vùng biên cương Cửu Đức. Năm Ất sửu niên hiệu Thiên Đức thứ 2 (năm 545), nhà Lương sai Trần Bá Tiên sang xâm lược Vạn Xuân. Quân của Lý Nam Đế bị thua ở Chu Diên (Hưng yên ngày nay) và Gia Ninh(Việt Trì- Phú Thọ) lão tướng Phạm Tu cùng với Tinh Thiều bị tử trận, khiến vua Lý Nam Đế phải chạy vào động Khuất Liêu(Thanh Sơn, Phú Thọ ngày nay).Lý Phục Man nghe tin bèn sai gia tướng củng cố doanh đồn nơi trọng yếu ý định sẽ chia quân ra bắc. Nhưng đã bị quân Lâm ấp(Chiêm Thành) bất ngờ tấn công vào giữa đêm khuya. Trước tình hình ấy, Ngài cùng gia tướng đột phá vòng vây, quân địch thừa thắng truy đuổi ráo riết. Vừa thiếu lương thực lại vừa không có viện binh, cùng kế Ngài đã tự sát để khỏi rơi vào tay giặc.Các gia tướng đã đưa thi hài ông về quê hương Cổ Sở (Yên Sở ngày nay) an táng cạnh hồ Mã Tân ven sông. Dân làng thương tiếc đã lập đền thờ, tôn Lý Phục Man làm Thành hoàng làng.Các truyền thuyết về ông từ thời Lý Thái Tổ về sau cũng giống như trong Việt Điện U Linh Tập.